Return to site

Quy trình khám phụ khoa nữ như thế nào [7 Bước]

Khám phụ khoa như thế nào? hay quy trình khám phụ khoa chuẩn gồm các bước như thế nào? vốn là những câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ hiện nay quan tâm. Theo các bác sĩ 24h là phụ nữ trên 21 tuổi thì nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm để có thể sớm phát hiện được bệnh tiềm ẩn và được các chuyên gia sản phụ khoa tư vấn về sức khỏe sinh sản. Bài viết này, các bác sĩ 24h xin đưa ra quy trình khám phụ khoa ở nữ giới để các bạn hiểu hơn về việc thăm khám phụ khoa.

khám phụ khoa như thế nào

Một quy trình khám phụ khoa chuẩn bao gồm các bước: khám ổ bụng, khám bộ phận sinh dục ngoài, khám âm đạo bằng dụng cụ, làm xét nghiệm sau đó là chẩn đoán và điều trị (nếu phát hiện ra những bệnh phụ khoa).

Khám phụ khoa như thế nào? Quy trình các bước khám

Bước 1 của khám phụ khoa nữ: Hỏi thông tin người bệnh

Quy trình khám phụ khoa cũng như tất cả các quy trình thăm khám bệnh khác, bước đầu tiên là các bác sĩ sẽ hỏi thông tin cá nhân của bạn gồm có: tên, tuổi, tình trạng hôn nhân, những biểu hiện bất thường mà bạn đang gặp phải (nếu có), lịch sử quan hệ tình dục (nếu có), tình trạng kinh nguyệt của bạn có đều đặn hay là không?... Từ những thông tin này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những bước khám tiếp theo.

Lưu ý cho chị em phụ nữ: Các bạn nên cung cấp những thông tin một cách chính xác, bởi nó có thể quyết định đến quy trình khám phụ khoa cũng như kết quả thăm khám của bạn.

Khám phụ khoa như thế nào? Bước 2: Tiến hành khám bên ngoài

Khám bên ngoài tức là các bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường ngực và cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ. Có thể bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra ngực nếu nghi ngờ bạn có khối u và bất thường ở vùng ngực.

Quan sát ngoài bộ phận sinh dục ngoài để xem bạn có bị mọc nốt, mụn hoặc bị sưng, tấy đỏ ở vùng kín hay không.

Bước 3: Khám âm đạo

Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt vào để khám bên trong âm đạo, cổ tử cung. Việc đưa mỏ vịt vào âm đạo sẽ khiến bác sĩ quan sát kỹ hơn để xem âm đạo, tử cung có gì bất thường, có sưng tấy, nổi mụn gì không? Khi nghi ngờ bạn có thể đang gặp phải một số bệnh lý phụ khoa các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch âm đạo hoặc tế bào để tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết.

Bên cạnh đó, một số trường hợp chị em phụ nữ có thể được chỉ định siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục. Siêu âm đầu dò chỉ được chỉ định đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Còn đối với những chị em phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp siêu âm vùng bụng. Do đó, bạn cần lưu ý điểm này để biết mình nên được áp dụng phương pháp nào hiệu quả.

Bước 4: Xét nghiệm dịch âm đạo

Bước 4 trong quy trình khám phụ khoa chính là chỉ định cho chị em phụ nữ xét nghiệm dịch âm đạo để có thể phát hiện ra bệnh. Mục đích của việc xét nghiệm dịch tiết âm đạo là để xem bạn có đang bị các chứng viêm âm đạo do nấm, do trùng roi hay do tạp khuẩn hay không?

quy trình khám phụ khoa

Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch tiết âm đạo bằng cách cho một bông tăm nhỏ vào âm đạo để lấy hoặc lấy khi siêu âm đầu dò.

Bước 5 khám phụ khoa như thế nào? Tiến hành khám tử cung

Bước này các bác sĩ dùng tay sờ nắn vào vùng bụng để xác định vị trí và kích thước của tử cung. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò hoặc siêm âm ổ bụng để xem cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng của bạn có gì bất thường hay không? Bước này khá là quan trọng để xác định các bệnh phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, tắc vòi trứng, tắc ống dẫn trứng...

Bước 6 trong quy trình khám phụ khoa nữ đó là tiến hành làm các xét nghiệm

Nếu như các bác sĩ nghi ngờ bạn có thể gặp một số bệnh phụ khoa mà chưa thật sự đầy đủ cơ sở để kết luận thì các bác sĩ lúc này sẽ chỉ định cho bạn làm một số xét nghiệm cần thiết như là: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm hpv, hay xét nghiệm PAP...

Bước 7: Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

Sau khi thăm khám và nhận được những kết quả xét nghiệm của chị em, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe cho bạn. Đồng thời, các bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn về sức khỏe (nếu chị em phụ nữ bình thường), đưa ra tư vấn điều trị (đối với chị em phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa).

Sau khi thăm khám và điều trị bệnh các bác sĩ sẽ hẹn lịch khám lần tiếp theo của bạn. Chị em phụ nữ nên nhớ lịch của mình và đi khám đúng lịch để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Từ những thông tin này, chúng tôi tin chắc rằng chị em phụ nữ đã hiểu rõ về quy trình khám phụ khoa cũng như việc khám phụ khoa như thế nào rồi. Mong rằng các bạn sẽ đi khám phụ khoa theo định kỳ để có sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng được khỏe mạnh.

Nhận ưu đãi 280k gói khám tổng quát nam khoa và phụ khoa [Tư vấn trực tuyến]

tư vấn sức khỏe phụ khoa

Một số thông tin quan trọng về khám phụ khoa nữ

Thời điểm khám phụ khoa thích hợp nhất là khi nào? Các bác sĩ khuyên rằng chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của mình được 3 ngày. Tuyệt đối không nên đi khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt. Các bạn có thể lấy mốc này để làm mốc cho những lần khám phụ khoa tiếp theo.

Mỏ vịt khám phụ khoa có đảm bảo không? Đây là một trong những dụng cụ chuyên dụng để khám phụ khoa nữ. Việc mỏ vịt khám phụ khoa có đảm bảo hay không phụ thuộc vào địa chỉ khám phụ khoa mà bạn tiến hành thăm khám. Mỏ vịt có loại bằng kim loại được dùng để khám đi khám lại nhiều lần và có thể dùng cho nhiều người. Mỗi lần dùng các bác sĩ sẽ đem dụng cụ này tiệt trùng trước. Còn đối với mỏ vịt bằng nhựa thì thường dùng một lần.

mỏ vịt khám phụ khoa

Đi khám phụ khoa nên mặc gì? Chúng tôi khuyên chị em phụ nữ để thuận tiện cho việc khám phụ khoa bạn nên mặc những trang phục rộng rãi, dể cởi. Nếu bạn không may mặc quần áo bó, hoặc các bộ jumsuit thì có thể dùng quần áo bệnh nhân ở cơ sở mà bạn thăm khám để mặc.

Trước khi đi khám phụ khoa nữ cần phải lưu ý những gì?

- Chị em phụ nữ không được sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo, thuốc phụ khoa trước khi đi khám khoảng 2 ngày.

- Trong vòng 48 tiếng đồng hồ không có quan hệ tình dục hoặc có những kích thích ở âm đạo.

- Chỉ được khám phụ khoa sau khi bạn đã sạch kinh nguyệt, tuyệt đối không khám khi bạn đang trong giai đoạn có kinh.

- Không được thụt rửa âm đạo quá sâu bằng những dung dịch phụ nữ trước khi đi khám phụ khoa bởi nó có thể làm cho những chẩn đoán của các bác sĩ bị sai lệch. Do lúc này, môi trường âm đạo có sự thay đổi lớn khi bạn sử dụng những dung dịch này.

- Để đảm bảo siêu âm, siêu âm đầu dò cho kết quả chuẩn xác bạn cần phải nhịn ăn trước khi đi khám phụ khoa.

Các bác sĩ 24h vừa thông tin đến bạn 7 bước của 1 quy trình khám phụ khoa nữ, đồng thời đưa ra một số những lưu ý cần thiết trước khi đi khám phụ khoa. Mong rằng chị em sẽ tích cực đi khám phụ khoa theo định kỳ để có một cơ thể khỏe mạnh.

Bạn đang cần được tư vấn về khám phụ khoa nữ? Hãy liên hệ ngay với bác sĩ 24h bằng cách gọi điện đến số hotline: 0386977199 hoặc nói chuyện trực tiếp với chuyên gia tại đây nhé.

tư vấn online

Từ khóa tìm kiếm

quy trình khám phụ khoa

khám phụ khoa như thế nào