Sùi mào gà ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác ở miệng. Do đó, cách để nhận biết bệnh sùi mào gà ở miệng nhanh nhất là nắm được những biểu hiện của nó. Bài viết ngày hôm nay các bác sĩ 24h xin đưa ra một số triệu chứng sùi mào gà ở miệng đặc trưng như sau:
Bạn Hoàng Lan - Hải Phòng có hỏi: 1 Tuần nay em thấy trong miệng mình có những mụn thịt màu da, nhỏ li ti mọc lên thành từng khóm. Nó không gây đau gì cả. Qua tìm hiểu thì em nghi là mình đang bị bệnh sùi mào gà ở miệng. Trước đó, em và bạn trai có quan hệ bằng miệng. Chính vì vậy mà em rất là lo lắng. Mong bác sĩ cho em biết bệnh sùi mào gà ở miệng có biểu hiện như thế nào? Trường hợp của em có phải là đang bị sùi mào gà ở miệng rồi không? Rất mong sớm nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Chào Lan! Đây là vấn đề được nhiều bạn thắc mắc và gửi tới cho chúng tôi. Bác sĩ 24h xin được giải đáp vấn đề của bạn như sau
Sùi mào gà ở miệng lây nhiễm như thế nào?
Virus HPV gây u nhú ở người có thể lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục bằng miệng hoặc là qua tiếp xúc miệng giữa người với người đang mang virus HPV.
Trong quá trình tiếp xúc với bộ phận sinh dục bằng miệng, virus hpv di chuyển qua nước bọt hoặc chất nhầy sinh dục bị nhiễm bệnh thông qua những vết thương hở, hoặc qua những chỗ đau ở miệng, răng hoặc là cổ họng. Từ đó, gây ra tình trạng bị nhiễm sùi mào gà ở miệng, sùi mào gà ở họng, ở lưỡi...
Và một số thống kê cho thấy có một số ít người bệnh bị sùi mào gà ở miệng khi dùng miệng tiếp xúc với một số dụng cụ mang mầm bệnh chẳng hạn như những dụng cụ y tế chưa được sát khuẩn và đang chứa mầm bệnh.
Bệnh sùi mào gà ở miệng biểu hiện như thế nào?
Theo các bác sĩ 24h cho biết nhiều bạn bị sùi mào gà ở miệng mà không xảy ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp triệu chứng sùi mào gà ở miệng thường gặp gồm có:
- Trong miệng xuất hiện những mụn nhỏ li ti, những mụn sùi này nhỏ và cứng.
- Mụn sùi trong miệng, lưỡi và cổ họng thường có màu trắng, hồng hoặc có màu của thịt hoặc là màu đỏ. Đây là lý do, mà nhiều bạn nhầm lẫn sùi mào gà ở miệng với một số bệnh khác.
- Những mụn sùi ở miệng hơi nhô lên hoặc phẳng và nó không gây ra đau đớn gì.
- Những nốt sùi mào gà ở lưỡi, miệng hoặc ở cổ họng thường phát triển khá là chậm và mọc thành từng khóm giống hình dạng của hoa mào gà hoặc giống với hình hoa súp lơ.
- Những nốt sùi mào gà này có thể mọc lên ở bất cứ nơi nào trong miệng như: khoang miệng, vòm họng, lưỡi, vòm miệng mềm ở phía sau hoặc là mọc cả ở môi.
Như vậy, từ những dấu hiệu của sùi mào gà mà các bác sĩ 24h vừa nêu ra ở trên chúng tôi khuyên bạn Lan: nếu như bạn đang nghi ngờ mình bị bệnh sùi mào gà ở miệng rồi thì nên sớm đi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để nhanh chóng nhận biết có phải mình đang bị sùi mào gà hay không. Các bác sĩ cũng cho biết nếu như bạn trai của bạn đang bị sùi mào gà, khi đó bạn có quan hệ tình dục bằng miệng với bạn trai thì khả năng lây nhiễm là rất cao. Thêm vào đó, những triệu chứng mà bạn đưa ra, mọc những nốt nhỏ li ti trong khoang miệng, những nốt này không gây đau ngứa gì thì khả năng mắc phải sùi mào gà là tương đối cao. Tuy nhiên, bạn chưa đưa ra chi tiết đặc điểm của những nốt trong miệng của bạn cho nên chúng tôi không thể vội vàng kết luận rằng bạn đang bị nhiễm sùi mào gà. Bạn có thể tham khảo đặc điểm của những nốt sùi mào gà mà chúng tôi nêu ra ở trên để có thể rõ hơn về đặc điểm của những nốt trong miệng của bạn.
Nhận ưu đãi 280k gói khám tổng quát nam khoa và phụ khoa [ Tại Đây ] nhé.
Bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi vì không phải ai quan hệ bằng miệng cũng bị sùi mào gà. Các bác sĩ cho biết nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà ở miệng chỉ khi quan hệ tình dục bằng đường miệng với người đang mang virus hpv gây bệnh sùi mào gà. Nếu bạn trai bạn không bị sùi mào gà thì cho dù hai bạn có quan hệ bằng miệng đi chăng nữa thì bạn cũng không bị lây nhiễm sùi mào gà được. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán, kết luận chính xác nhất.
Vậy, sùi mào gà ở miệng có nguy hiểm không?
Bệnh sùi mào gà ở miệng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ung thư miệng: Theo nghiên cứu virus hpv 16 lây truyền qua đường tình dục sẽ thúc đẩy sự phát triển của ung thư miệng. Ung thư này ảnh hưởng đến miệng, họng, amidan rất nghiêm trọng.
- Khi các nốt sùi mào gà trong khoang miệng phát triển to dần, mọc chi chít trong miệng sẽ khiến việc ăn uống của bạn gặp khó khăn rất nhiều. Thêm vào đó, nếu như những nốt sùi do bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài mà bị vỡ và loét ra sẽ gây ra tình trạng hôi miệng và đau miệng nghiêm trọng. Từ đó, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Sùi mào gà ở miệng được điều trị như thế nào?
Cũng như bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, khi bị sùi mào gà miệng người bệnh sẽ được thăm khám và chỉ định những biện pháp phù hợp nhất. Hiện nay, để điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng có những phương pháp sau:
- Điều trị bằng thuốc: thuốc bôi, thuốc chấm. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng do khi bôi thuốc rất có thể vô tình bạn nuốt thuốc vào sẽ gây hại cho sức khỏe. Thêm vào đó miệng có môi trường ẩm ướt cho nên việc bôi thuốc thường gặp phải những khó khăn nhất định.
- Điều trị sùi mào gà ở miệng bằng các biện pháp đốt: Có thể sử dụng phương pháp đốt sùi mào gà bằng áp lạnh hoặc laser.
- Điều trị bằng cách cắt bỏ những mụn sùi trong miệng. Đây là phương pháp được khuyến cáo ở trên nhiều nước.
- Có thể điều trị sùi mào gà ở miệng bằng phương pháp ALA - PDT.
Phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở miệng như thế nào?
Để phòng ngừa sùi mào gà ở miệng các bạn có thể thực hiện một số điều sau:
- Tiêm vacxin phòng ngừa lây nhiễm hpv: Các bác sĩ khuyến cao nên tiêm vacxin cho cả bé trai và bé gái trong độ tuổi từ 11-13 tuổi. Cần tiêm 2 liều và mỗi một liều cách nhau ít nhất là 6 tháng. Đây là cách phòng ngừa sùi mào gà ở miệng nói riêng và bệnh sùi mào gà nói chung rất hiệu quả.
- Ngoài ra, bạn nên thực hiện một số điều sau để giảm nguy cơ bị nhiễm virus Hpv:
+ Quan hệ tình dục an toàn bao gồm cả quan hệ bằng miệng bằng cách sử dụng bao cao su.
+ Không nên quan hệ với nhiều người hoặc có nhiều bạn tình.
+ Tránh có quan hệ bằng miệng với người lạ, với bạn tình mới.
+ Nên chăm sóc miệng thường xuyên để biết được những thay đổi răng, miệng của bản thân.
+ Nếu xuất hiện những vết loét hoặc nốt ở miệng thì nên nhanh chóng đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Bởi vì khi bị thương ở miệng thì nguy cơ bị nhiễm virus sùi mào gà sẽ cao hơn.
Một số hình ảnh sùi mào gà ở miệng
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Hình ảnh bệnh sùi mào gà mọc đầy khoang miệng
Hình ảnh sùi mào gà mọc ở môi
Hình ảnh sùi mào gà mọc bất kỳ chỗ nào trong miệng
Nếu bạn đang cần tư vấn về bệnh sùi mào gà, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo thông tin sau:
Hotline: 0386 977 199
Hoặc chát trực tuyến với các bác sĩ tại đây:
Bài viết bạn nên tham khảo:
- Bệnh sùi mào gà ở nữ và cách chữa trị
- Chi phí điều trị bệnh sùi mào gà có đắt lắm không?
- Nên chữa bệnh sùi mào gà ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
- Tìm hiểu thêm thông tin virus hpv là gì?
- Thông tin về thắc mắc cắt bao quy đầu ở đâu?
Từ khóa tìm kiếm:
sùi mào gà ở miệng
sùi mào gà ở lưỡi
bệnh sùi mào gà ở miệng
sùi mào gà ở môi
sùi mào gà ở họng
sùi mào gà ở mắt
bệnh sùi mào gà ở lưỡi
sùi mào gà miệng
biểu hiện sùi mào gà ở miệng
triệu chứng sùi mào gà ở miệng